Trái phiếu Chính phủ cần bứt tốc

23/12/2024
Song song với việc hỗ trợ doanh nghiệp là thúc đẩy đầu tư công để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Điều này đòi hỏi kế hoạch dài hơi huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ (TPCP).

Báo cáo về kinh tế Việt Nam tháng 5/2021 của Worl Bank cho rằng, Chính phủ có thể muốn xem xét một gói kích thích tài khóa mới.

Hơn cả một gói kích thích tài khóa hỗ trợ mới, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng: "Trong bất kỳ một chu kỳ kinh tế nào, pha đầu tiên sau giai đoạn khủng hoảng cũng là thời gian mà Chính phủ hay vốn đầu tư công thể hiện vai trò kiến thiết, định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế rõ nét nhất. Việc Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất và cung ứng những hàng hóa, dịch vụ mà tư nhân không có khả năng hoặc thực hiện không có hiệu quả sẽ đóng vai trò bản lề, dẫn dắt các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhằm thực hiện các mục tiêu lớn".

Đây chính là động lực để các nhà quản lý quan tâm hơn nữa đến thúc đẩy thị trường TPCP, bao gồm cả mục tiêu huy động vốn sao cho đa dạng và ổn định, chi phí rẻ nhất "cho người tiêu dùng lớn nhất nước" là Chính Phủ, trên thị trường vốn quốc tế.

Cũng theo TS. Nguyễn Đức Kiên, việc gọi vốn TPCP không chỉ tạo cơ hội đầu tư và tái đầu tư của các NHTM cũng như tạo điều kiện cho NHNN mở rộng điều tiết tiền tệ, mà còn phải hướng đến cần nhanh hơn, tận dụng những lợi thế đang có như vốn trên toàn cầu đang rẻ. Việt Nam đang có sự đánh giá cao về điểm tín nhiệm, năng lực trả nợ và các kỳ vọng tăng trưởng…, để phát hành huy động, sẵn sàng cho mục tiêu kiến thiết. Điều quan trọng hơn là không cạnh tranh về huy động vốn với doanh nghiệp tư nhân trên thị trường.

"Việc đẩy mạnh phát hành TPCP trên thị trường trong nước có thể phần nào ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất thị trường và khả năng huy động vốn của các chủ thể kinh tế tư nhân", TS. Nguyễn Đức Kiên cho biết.

Nguồn: