USD và vàng tăng, rúp Nga cũng mạnh bất chấp phương Tây chuẩn bị áp vòng trừng phạt mới lên Nga

23/11/2024
USD tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp do khả năng phương Tây sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, thúc đẩy các nha đầu tư tìm đến với USD để “trú ẩn an toàn”.

Đồng tiền của Mỹ cũng tiếp tục được hưởng lợi từ dữ liệu về số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ rất khả quan, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất mạnh mẽ vào tháng tới, dự kiến là tăng 0,5 điểm phần trăm.

Joe Manimbo, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc Western Union Business Solutions ở Washington, cho biết: "Đồng đô la đang tăng giá khi các diễn biến địa chính trị phủ lên nền kinh tế toàn cầu những đám mây đen", và "Đồng tiền này đã được hưởng lợi từ thị trường lao động, khi việc tuyển dụng ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn dự kiến, củng cố kỳ vọng Mỹ sẽ tăng lãi suất siêu mạnh trong năm nay."

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 4/3 theo giờ Việt Nam tăng 0,3% lên 98,89. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đạt 2,4950%, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2019.

Dữ liệu công bố hôm 1/4 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm, là 3,6% vào tháng 3/2022, khiến các nhà đầu tư nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thêm cơ sở để quyết tâm giải quyết vấn đề lạm phát bằng cách mạnh tay tăng lãi suất.

Kit Juckes, người phụ trách mảng chiến lược tiền tệ của Societe Generale, cho biết thị trường đã xác định Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm. "Dữ liệu CFTC cho thấy thị trường đã và đang xây dựng lại niềm tin về vị thế đồng đô la trong tương lai xa", ông nói.

Tỷ lệ đặt cược ròng của các nhà đầu cơ vào khả năng tăng giá dài hạn của USD trong tuần vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong 11 tuần. Có tới 80% các nhà phân tích và nhà đầu tư nhận định Fed sẽ nâng lãi suất tham chiếu thêm 50 điểm phần trăm vào tháng tới.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các nước hãy áp các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sau những cáo buộc của Ukraine về hành động của lực lượng Nga tại TP Bucha gần thủ đô Kiev.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết Liên minh châu Âu nên thảo luận về việc chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga – nước cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu.

Đồng euro EUR trong phiên vừa qua chịu áp lực giảm do lo ngại về những thiệt hại về mặt kinh tế do cuộc chiến tranh ở Ukraine gây ra. Theo đó, euro lúc kết thúc ngày 4/4 theo giờ Việt Nam giảm khoảng 0,6% đến 0,4% xuống 1,0988 USD. So với đồng bảng Anh, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 ngày, sau khi giảm 0,6% xuống 83,73 pence.

Giám đốc phụ trách tiền tệ của Commerzbank, ông Ulrich Leuchtmann cho biết: "Nhiều biện pháp trừng phạt hơn tất nhiên cũng có nghĩa là nguy cơ gián đoạn năng lượng ở châu Âu tăng lên, do các lệnh trừng phạt của chúng ta hoặc vì Nga có thể trở nên hoàn toàn nghiêm túc trong các hành động đáp trả, chứ không chỉ là thay đổi phương thức thanh toán khí đốt tự nhiên".

Ông Leuchtmann nói: "Theo quan điểm của tôi, nguy cơ đồng euro suy yếu đáng kể sẽ tăng lên".

USD và vàng tăng, rúp Nga cũng mạnh bất chấp phương Tây chuẩn bị áp vòng trựng phạt mới lên Nga - Ảnh 1.

Tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt.

Đồng rúp Nga tăng trong phiên vừa qua, đảo ngược xu hướng giảm ở phiên trước đó. Theo đó, rúp tăng 0,8% lên 83,25 RUB. Đối với đồng euro, rúp còn tăng mạnh hơn thêm 1,8% lên 91,33 RUB. Như vậy, rúp đã hồi phục rất mạnh mẽ, rời xa khỏi mức thấp nhất mọi thời đại, là 132,42 RUB hôm 10/3.

"Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục trong tuần này. Bất chấp mối đe dọa về các lệnh trừng phạt mới, chúng tôi hy vọng đồng rúp sẽ duy trì ổn định và giao dịch ở mức hiện tại trong bối cảnh duy trì các biện pháp kiểm soát vốn", Alfa Bank cho biết.

Trong những tuần gần đây, đồng rúp đã hồi phục mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vốn cũng như từ yêu cầu của Tổng thống Vladimir Putin rằng người tiêu dùng châu Âu sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga phải trả bằng đồng rúp.

Nhưng châu Âu cam kết sẽ tiếp tục đoàn kết trước nhu cầu mua khí đốt của Moscow, khi mối đe dọa về nguồn cung sắp tới đang dịu lại.

Các nhà phân tích của Promsvyazbank cho biết đồng rúp sẽ nằm trong khoảng 80-90 so với đồng USD trong hai tuần tới.

Thị trường cũng đang xem xét kỹ lưỡng khả năng tiếp tục trả nợ nước ngoài của Nga. Ngày 11/3, Nga sẽ phải trả 552 triệu USD Eurobond đáo hạn trong năm 2022 và 84 triệu USD cho Eurobond.

Thị trường Trung Quốc đóng cửa nhỉ lễ hôm 4/4. Trên thị trường nước ngoài, đồng nhân dân tệ bị ảnh hưởng bởi lo ngại về tình trạng phong tỏa kéo dài ở Thượng Hải.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin neo giữ ở mức khá cao dù đang có xu hướng giảm dần. Kết thúc phiên vừa qua, Bitcoin ở mức 45.756 USD.

USD và vàng tăng, rúp Nga cũng mạnh bất chấp phương Tây chuẩn bị áp vòng trựng phạt mới lên Nga - Ảnh 2.

Diễn biến Bitcoin ngày 4/4.

Giá vàng tăng trong phiên vừa qua, bất chấp việc USD cũng mạnh lên.

Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 4/4 theo giờ Việt Nam đã tăng 0,6% lên 1.934,93 USD/ounce; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 tăng 0,8% lên 1.938,90 USD.

Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao thuộc RJO Futures, cho biết khả năng lạm phát thậm chí sẽ còn tăng thêm nữa do đại dịch ở Trung Quốc diễn biến chậm, và tình hình cuộc chiến ở Ukraina cũng như vậy.

Các nhà đầu tư cũng đang mong chờ Fed công bố biên bản cuộc họp chính sách cuối cùng, dự kiến vào thứ 4, để tìm ra manh mối xem Fed sẽ tăng bao nhiêu%.

Tham khảo: Refintiv, Bloomberg

https://cafef.vn/usd-va-vang-tang-rup-nga-cung-manh-bat-chap-phuong-tay-chuan-bi-ap-vong-trung-phat-moi-len-nga-20220404234959057.chn

Nguồn: