Phản ánh với Tiền Phong, bà Oanh một người vay vốn từ công ty tài chính tại Thanh Hóa cho biết, năm 2017 bà vay của một công ty tài chính 35 triệu đồng, thời hạn vay là 3 năm. Trong hai năm vừa qua, đều đặn mỗi tháng bà Oanh phải trả công ty tài chính này 1.668.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền bà phải trả đã là 40 triệu đồng cho khoản vay trên.
Thế nhưng, các nhân viên công ty tài chính tiếp tục yêu cầu bà Oanh thực hiện nốt hợp đồng 1 năm còn lại với hạn mức trả hằng tháng là 1.668.000 đồng, nghĩa là bà Oanh còn phải trả 20 triệu đồng nợ mới hoàn thành hợp đồng vay vốn. Khi được hỏi về hợp đồng vay vốn, bà Oanh cho biết, mình không còn lưu giữ, bà muốn xin lại bên công ty tài chính nhưng họ không đồng ý cung cấp lại. Công ty tài chính chỉ yêu cầu nhân viên gọi điện buộc bà thực hiện nốt hợp đồng vay vốn.
Với chi phí cho khoản vay trên, mức lãi suất mà bà Oanh phải chi trả cho công ty tài chính lên tới gần 23%/năm. Ðây là mức quá cao so với lãi suất các ngân hàng thương mại đang áp dụng.
Gần đây, nhiều công ty tài chính sẵn sàng thuê các công ty đòi nợ thuê để siết nợ khách hàng, điều này cho thấy dịch vụ này cần phải kiểm soát và chấn chỉnh kịp thời. Ðiều này sẽ giúp khách hàng bị bắt “làm con tin”, khi các công ty tài chính đưa ra những khoản vay mập mờ, không rõ ràng; đi cùng với đó là các phi phí phạt trả chậm được ẩn giấu trong hợp đồng vay vốn mà khách hàng không được giải thích rõ khi ký hợp đồng.
Chính vì vậy, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong văn bản góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 43 về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đã đề xuất, khi xảy ra tranh chấp, nếu công ty tài chính không xuất trình được bản sao “Những điều cần biết trước khi vay tiêu dùng” theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước và có chữ ký của khách hàng thì không được hưởng lãi suất của khoản vay.
Nguồn: