Tuần vàng đầy biến động
Sau 3 tháng xuống đáy, giá vàng thế giới tăng vọt khi tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập cảnh báo các đối tác thương mại, từ Trung Quốc cho tới EU, Brazil và Argentina.
Theo đó, Tổng thống Donald Trump đưa khả năng trì hoãn một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc cho đến thời điểm cuộc bầu cử năm 2020. Điều này đã làm đảo lộn mọi dự đoán khiến cho các thị trường chứng khoán giảm điểm và đẩy vàng tăng giá.
Tính đến giữa trưa ngày 4/12 (giờ Việt Nam), chỉ số chứng khoán Mỹ giao dịch giảm 85 điểm (0,3%), trong khi các hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 giảm 0,3% và Nasdaq 100 giảm 0,4%.
Các tài sản đầu tư an toàn đã tăng giá mạnh bao gồm cả vàng và trái phiếu. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm giảm năm điểm cơ bản xuống 1,79%, trong khi giá vàng kỳ hạn tăng lên mức cao nhất trong hai tuần là 1.476 USD/ounce.
Giá vàng thế giới giao ngay khởi động phiên thứ Hai ngày 2/12 tại mức 1.467 USD/ounce. Và đỉnh điểm nhất là vào hôm thứ Tư 4/12, giá vàng từng chạm mức cao 1.483 USD/ounce.
Tuy nhiên, thị trường vàng thế giới và trong nước chưa kịp đón nhận niềm vui thì ngay sau đó, giá vàng đã quay đầu giảm sâu bởi Tổng thống Donald Trump lại chia sẻ sự ‘tốt đẹp’ của đàm phán thương mại giữa hai bên khiến giá vàng sụt giảm mạnh, nhà đầu tư thì "ngơ ngác" vì sự thay đổi quá bất ngờ này.
Chưa hết, ngay sau đó, thông tin từ báo cáo việc làm tháng 11 của Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến giá vàng khiến giá vàng không có 'đòn bẩy" thúc đẩy giá vàng tăng, ngược lại vàng tiếp tục đà lao dốc mạnh mẽ.
Báo cáo việc làm Mỹ cho thấy nền kinh tế tạo ra 266.000 việc làm được tạo ra – mức tăng lớn nhất trong 10 tháng. Điều này khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng cắt giảm lãi suất thêm – yếu tố đã hỗ trợ vàng tăng suốt giai đoạn mùa hè vừa qua.
Đối với thị trường vàng trong nước cũng không nằm ngoài sự biến động mạnh của thị trường vàng thế giới. Từ đầu tháng 12, giá vàng trong nước luôn bám sát các bước điều chỉnh tăng giảm của thị trường thế giới, tuy nhiên biên độ điều chỉnh của thị trường vàng trong nước khá dè dặt.
Sau khi quay đầu giảm giá gần về mốc 41 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước bật tăng trở lại từ ngày 3/12. Theo đó, trong phiên mở cửa ngày 4/12, giá vàng trong nước điều chỉnh tăng trên 100-150.000 đồng/lượng, và ngày 5/12, giá vàng trong nước tiếp tục đà năng với biên độ điều chỉnh nhỏ hơn.
Tuy nhiên, giá vàng trong nước chỉ "leo dốc" được 2 phiên. Sang phiên giao dịch ngày thứ 6 (6/12), giá vàng có dấu hiệu chững lại và rồi quay đầu giảm mạnh vào hôm cuối tuần (7/12).
Khi nào vàng sẽ tăng lên 1.550 USD/ounce?
Đến thời điểm này, còn rất nhiều ý kiến trái chiều khi dự báo về giá vàng. Theo đó, một số nhà phân tích Phố Wall kỳ vọng dữ liệu thị trường lao động mạnh sẽ gây áp lực lên giá vàng vào tuần tới.
Trong khi đó, khảo sát về vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News với 16 nhà phân tích thị trường đã tham gia vào cuộc khảo sát cho biết: 4 nhà phân tích, tương đương 27%, cho biết họ lạc quan về giá vàng tuần tới. 7 nhà phân tích, chiếm 44%, đưa ra dự báo giá thấp hơn. 5 nhà phân tích, hoặc 31%, nhìn nhận giá ở góc nhìn trung lập.
Trong khi đó, 792 người được hỏi đã tham gia cuộc thăm dò trực tuyến Main Street. Tổng cộng có 487 cử tri, tương đương 61%, kêu gọi vàng tăng giá. 183 phiếu, chiếm 23%, dự đoán vàng sẽ giảm. 122 cử tri còn lại, hoặc 15%, kì vọng thị trường đi ngang vào tuần sau.
Tâm lý của các nhà đầu tư bán lẻ hồi phục mạnh từ mức thấp nhất 6 tháng trong tuần trước, khi chỉ 44% cho là vàng tăng cho tuần hiện tại.
Nhìn về phía trước, với sự không rõ ràng, các nhà phân tích Phố Wall tiếp tục thấy một thị trường trầm lắng khi giá vẫn bị kẹt giữa hỗ trợ ở mức 1.450 USD/ounce và mức kháng cự 1.500 USD/ounce.
Fawad Razaqzada là nhà phân tích kỹ thuật tại City Index. Chuyên gia nói rằng mặc dù giá vàng có thể di chuyển thấp hơn trong thời gian tới, nhưng ông vẫn lạc quan về quý kim. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng vì kim loại vẫn nằm trong phạm vi giới hạn, giá có thể thấy sự phục hồi trong ngắn hạn ở dải dưới của kênh.
Afshin Nabavi là người đứng đầu mảng giao dịch MKS (Thụy Sĩ) SA, nói rằng bản thân không hy vọng vàng sẽ thoát ra khỏi phạm vi hiện tại. Ông nói thêm rằng ngay cả khi động lực tốt trên thị trường lao động Hoa Kỳ gây sức ép với vàng trong thời gian tới, vẫn có đủ sự không chắc chắn để hỗ trợ vàng.
“Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục mua và bán dựa trên các tin tức về chiến tranh thương mại. Nhưng vì tất cả sự không chắc chắn, tôi vẫn thích đầu tư vàng bằng lệnh mua”, ông nói.
Mới đây, trả lời phỏng vấn của Kitco, bà Chantelle Schieven, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Murenbeeld & Co hy vọng rằng giá vàng có thể tăng lên khoảng 1.550 USD/ounce vào cuối năm 2020, do sự không chắc chắn về địa chính trị trên toàn cầu.
"Bất ổn địa chính trị đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và các ngân hàng trung ương lớn sẽ buộc phải giữ lãi suất thấp, nhưng đồng thời vẫn phải bơm thanh khoản vào thị trường tài chính, điều này sẽ khiến lạm phát gia tăng và tiền tệ mất giá, vàng theo đó sẽ được hưởng lợi trở nên hấp dẫn hơn", bà Chantelle Schieven cho biết thêm.
Trong khi đó, Daniel Pavilonis là nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures lại có quan điểm trái ngược. Chuyên gia nói rằng thị trường chứng khoán mạnh hơn sẽ o bế giá vàng trong thời gian tới. Ông ấy nói thêm rằng bản thân đang xem xét mức trung bình động 200 ngày của kim loại màu vàng gần 1.420 USD/ounce.
Theo một số nhà phân tích, tăng trưởng thị trường lao động Hoa Kỳ tháng 11 với 266.000 việc làm được tạo ra – mức tăng lớn nhất trong 10 tháng – sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường chứng khoán và đè nặng các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
“Báo cáo việc làm mạnh mẽ đáng ngạc nhiên ngày thứ Sáu là một sợi dây siết quanh cổ kim loại yêu thích của chúng tôi – ít nhất là trong ngắn hạn”, Richard Baker, biên tập viên của Eureka Miner Report nhận định. “Tôi nghĩ rằng có khả năng đà tăng tốt trên thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục vào tuần tới và kim loại màu vàng sẽ đứng ở mức 1.450 USD/ounce".
Nguồn: