Ngoài tác động bởi tình hình Nga-Ukraine, chứng khoán toàn cầu thời gian tới còn chịu ảnh hưởng từ đâu?

25/11/2024
Thị trường chứng khoán thế giới đang bước vào một năm đầy biến động, và giá chỉ tăng một cách “khiêm tốn” dù trước khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraina leo thang như hiện nay. Đó là kết quả khảo sát do hãng Reuters tiến hành ở 120 nhà phân tích và môi giới chứng khoán trên toàn thế giới.

Bước sang năm 2022, chứng khoán toàn cầu biến động rất mạnh. Đặc biệt, kể từ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai (21/2) công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và căng thẳng giữa Nga với Ukraina leo thang đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ, và tương lai của tài sản này càng trở nên khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Với việc hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện đang đau đầu vì lạm phát giá tiêu dùng - ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ tại nhiều nền kinh tế do những chính sách kích thích mạnh mẽ trong đại dịch, khả năng giá cổ phiếu hàng năm tăng hai con số trong những năm gần đây dường như khó xảy ra.

"Diễn biến căng thẳng ở Ukraine lúc này là điều tối quan trọng - đặc biệt là khi hình không ngừng leo thang, làm trầm trọng thêm sự gia tăng giá năng lượng ở châu Âu và toàn cầu, vì điều đó xảy ra giữa bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao mà các ngân hàng trung ương không thể giải quyết ngay bằng việc thắt chặt chính sách", các chiến lược gia của Ngân hàng Saxo cho biết.

So với đầu năm, tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chỉ số thị trường chứng khoán chính đều chìm trong sắc đỏ hoặc hầu như không tăng. Trong ngắn hạn, phần lớn vẫn đang phụ thuộc vào tình hình ở Ukraine – sự kiện đã đẩy giá dầu thô lên vượt 100 USD/thùng và hiện vẫn đang quanh ngưỡng 100 USD, có tác động mạnh hơn đến lạm phát và các hoạt động kinh tế hay không.

Ngay cả trước khi căng thẳng leo thang, hơn 80% nhà phân tích - 69 trong số 82 người trả lời một câu hỏi bổ sung - cho biết lạm phát sẽ có tác động "đáng kể" hoặc "rất đáng kể" đến thu nhập của công ty trong năm nay; chỉ có 13 người còn lại trả lời là "không đáng kể".

Cuộc khảo sát của Reuters vừa được công bố kết quả, thực hiện ở đối tượng là các nhà chiến lược thị trường chứng khoán, nhà môi giới và quản lý quỹ. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết những người tham gia đều hạ dự đoán về mức tăng hàng năm của hầu hết các chỉ số chứng khoán chính so với cuộc khảo sát cách đây ba tháng.

Trong số 17 chỉ số chứng khoán chính được khảo sát, các nhà phân tích cho chỉ nâng mức dự đoán cho ba chỉ số vào cuối năm 2022 (so với cuộc thăm dò trước đó được công bố vào ngày 2 tháng 12).

Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh là chỉ số chính duy nhất được điều chỉnh tăng. Chỉ số chứng khoán BOVESPA của Brazil và chỉ số chứng khoán S&P/BMV IPC của Mexico cũng được điều chỉnh tăng, mặc dù chỉ tăng nhẹ cso với dự báo trước.

Về chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 được dự báo sẽ tăng khoảng 11,5% vào cuối năm 2022 so với ngày thứ Hai (21/2), nghĩa là tính chung cả năm hầu như không thay đổi, bởi S&P 500 đã giảm khoảng 9% từ đầu năm đến nay. Cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy chứng khoán Canada sẽ twang 5,6% từ nay đến cuối năm, Nikkei của Nhật Bản tăng 11,9% (đều so với thời điểm 21/2/2022). Dự báo Nikkei sẽ kết thúc năm nay ở mức 30.100 điểm, thấp hơn so với mức 31.000 điểm trong cuộc thăm dò trước.

Các nhà phân tích của UniCredit cho biết: "Môi trường thị trường chứng khoán có khả năng vẫn phụ thuộc đặc biệt vào diễn biến địa chính trị và lạm phát, có thể gây ra biến động thị trường đáng kể trong vài tuần hoặc vài tháng tới".

Yếu tố địa chính trị thực sự đang tác động tới thị trường chứng khoán, nhưng mức độ tác động như thế nào thì chưa thể xác định được.

Trên thực tế, chứng khoán thế giới đã lao dốc mạnh từ đầu tuần đến nay, nhưng lại hồi phục mạnh mẽ trong phiên thứ Năm (24/2), đúng lúc căng thẳng Nga – Ukraina lên đến đỉnh điểm.

Các nhà đầu tư đã nhanh chóng quay trở lại với tài sản rủi ro khiến chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI từ chỗ mất hơn 3% lúc đầu phiên này thu hẹp chỉ còn giảm nhẹ 0,46% lúc đóng cửa, giữa bối cảnh diễn biến các tài sản khác cũng đảo chiều, với rúp Nga thu hẹp mức giảm so với USD, vàng quay đầu giảm sau khi tăng 3,5%, lợi tức trái phiếu Mỹ cũng đi ngang sau khi tăng mạnh trước đó.

Lý do của những động thái này là, bên cạnh diễn biến Nga – Ukraina, còn có những động thái can thiệp của các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, cường quốc số 1 thế giới.

Theo Jack Janasiewicz, giám đốc danh mục đầu tư của Natixis Investment Managers Solutions, các nhà đầu tư, những người lo ngại nhất về lạm phát trong các lĩnh vực như năng lượng, đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi các lệnh trừng phạt của phương Tây không bao gồm năng lượng.

Ông nói: "Trong lịch sử, bất cứ khi nào có động thái quân sự, bạn thường bán tài sản ngay sau đó, nhưng hành động tiếp theo của bạn là mua nó trở lại".

Ông cho biết các nhà đầu tư đang mua các tài sản như cổ phiếu công nghệ, vốn đã bị bán tháo trước đó. "Bạn đang bán những "kẻ chiến thắng" của mình để mua "kẻ thua cuộc" ngay bây giờ. Đó là vòng quay mà chúng ta đang thấy", ông nói.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên 24/2 tăng 92,07 điểm, tương đương 0,28%, lên 33.223,83, trong khi S&P 500 tăng 63,2 điểm, tương đương 1,50%, lên 4.288,7 và Nasdaq Composite tăng 436,10 điểm, tương đương 3,34%, đóng cửa ở mức 13.473,59.

Tham khảo: Reuters


https://cafef.vn/ngoai-tac-dong-boi-tinh-hinh-nga-ukraine-chung-khoan-toan-cau-thoi-gian-toi-con-chiu-nhung-anh-huong-tu-dau-20220225084041694.chn

Nguồn: